12 Cách Massage Cổ Vai Gáy Thư Giãn Hiệu Quả Nhanh Chóng
Cách massage cổ vai gáy vô cùng đơn giản lại dễ thực hiện nhưng hiệu quả giảm đau nhanh chóng cũng như đảm bảo an toàn. Hơn nữa, nó còn giúp thư giãn khớp xương, giảm căng cơ, tăng tính linh hoạt và khả năng vận động cho cổ, vai, gáy. Vậy cách tự massage cổ vai gáy như thế nào thì hiệu quả? Hãy cùng Đại Lực Hoàng khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!
>>>> CLICK NGAY: 15+ liệu trình massage thư giãn cơ thể cao cấp
1. Nguyên nhân và triệu chứng của đau cổ vai gáy
Đau vai gáy là tình trạng khá phổ biến và thường gặp trong đời sống với nhiều đối tượng khác nhau. Khi mắc bệnh đau cổ vai gáy, ban đầu người bệnh chỉ thấy cảm giác đau nhẹ và mỏi vùng vai gáy. Nếu để kéo dài, những cơn đau này sẽ tăng thêm mức độ và tần suất xuất hiện. Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện bất ngờ và không có báo trước. Những nguyên nhân căn bản được cho là phổ biến hiện nay như sau:
- Do tuổi tác: Tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể càng bị thoái hóa cũng như suy giảm chức năng, đặc biệt là hệ thống xương khớp. Chính vì vậy, tỷ lệ người cao tuổi bị đau cổ vai gáy thường cao hơn so với người trẻ.
- Do chấn thương sau tai nạn: Những người bị tai nạn giao thông hay do lao động thường có di chứng sau điều trị. Điều này khiến vùng cổ vai gáy của họ bị đau nhức, nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc cử động mạnh.

- Do tính chất công việc: Những người làm công việc đòi hỏi phải ngồi lâu hay lao động nặng nhọc thường bị đau vai gáy nhiều hơn.
- Do thói quen sinh hoạt: Những thói quen sinh hoạt như kê gối nằm quá cao, ngồi gù lưng,… sẽ khiến cho cấu trúc xương bị thay đổi gây đau nhức.
- Do thay đổi của thời tiết: Do thời tiết lạnh, các mạch máu sẽ bị co lại, quá trình vận chuyển máu và oxy bị thuyên giảm tạo điều kiện cho chứng đau mỏi vai gáy phát triển.
>>>> XEM NGAY: 10+ loại dầu massage cổ vai gáy an toàn và hiệu quả nhất
2. Cách massage cổ vai gáy thư giãn khi ngồi
Để cải thiện tình trạng đau nhức vùng đầu, cổ, vai gáy hiệu quả, bạn có thể thực hiện cách massage cổ vai gáy. Với biện pháp này, bạn cần phải nhờ người có kinh nghiệm hoặc các chuyên viên điều trị thực hiện để đạt kết quả tốt nhất. Quy trình massage cổ vai gáy khi ngồi cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các hướng dẫn sau đây.
2.1. Bước 1: Chọn vị trí ngồi
Người được massage ngồi thẳng trên ghế hoặc ngồi khoanh chân trên sàn ở tư thế thoải mái nhất. Bạn cần chuẩn bị thảm lót nếu ngồi sàn hoặc ghế đủ thấp nếu ngồi để tháo tác massage được thuận tiện. Sau cùng, khi đã ổn định vị trí ngồi, người được massage cố gắng giữ cho lưng, cổ, đầu thẳng hàng.
2.2. Bước 2: Thực hiện động tác miết cơ
Đây được coi như là một động tác khởi động, giãn cơ nhẹ nhàng trước khi massage cơ sâu. Bạn thực hiện động tác này bằng cách đặt hai bàn tay lên vùng vai sao cho cân với vùng cổ. Sau đó, bạn dùng ngón tay cái vuốt từng thớ cơ dọc theo hai bên cột sống cổ. Những vùng cơ bị căng cứng bạn nên tập trung vuốt từ 3 – 5 phút và chỉ dùng lực vừa phải không quá mạnh.
2.3. Bước 3: Làm nóng cơ
Kỹ thuật làm nóng cơ giúp cổ, vai, gáy được thả lỏng tránh bị gồng khi tiến hành massage sâu. Bạn cần đặt ngón áp út, giữa và trỏ vào phía sau gáy rồi tiến hành ấn nhẹ nhàng. Bạn có thể sử dụng những ngón tay cảm thấy thuận nhất, thậm chí chỉ cần có ngón trỏ và giữa. Sau đó, bạn dùng lực vừa phải miết ngón tay sang hai bên cổ rồi vuốt xuống vùng vai.
2.4. Bước 4: Thực hiện kỹ thuật nhấn ngón cái
Bước này bạn sẽ tập trung vào các vùng cơ đang bị căng cứng gây đau nhức để nới lỏng và giúp thư giãn tối đa. Đầu tiên, bạn đặt ngón tay cái lên vùng cơ bị căng, các ngón còn lại đồng thời đặt phía trước để tạo điểm tựa truyền lực cho ngón cái lên phần cơ. Sau đó, bạn chuyển động nhấn và xoa theo hình tròn để giải tỏa áp lực cho phần cơ.

2.5. Bước 5: Miết ngón tay lên xuống tại vùng cổ
Trước tiên, bạn đặt ngón tay cái ở một bên cổ, các ngón còn lại hướng về cổ đối diện. Tiếp theo, bạn dùng lực ấn nhẹ nhàng ngón tay cái rồi miết lên xuống theo chiều dài cổ. Sau đó, bạn di chuyển theo chiều ngang cổ rồi miết ngón tay dọc theo cơ bắp ở hai bên cột sống. Cuối cùng là mở rộng hai bàn tay thả lỏng phần cơ bắp hai bên cổ.
2.6. Bước 6: Bóp dọc theo phần cơ sau cổ
Bạn đứng phía sau hơi nhích sang bên phải người được massage. Sau đó, bạn đặt ngón tay cái tay trái lên phần cổ phải, các ngón tay còn lại vòng sang bên trái giúp cân bằng. Tiếp theo, bạn tạo lực cho ngón cái xoa bóp tròn lên xuống theo chiều dài cổ. Bạn thực hiện xoa bóp, day miết nhiều hơn với những vùng cơ bị căng nhưng vẫn dùng lực vừa phải. Bạn thực hiện tương tự các bước với cổ bên trái.
2.7. Bước 7: Miết tay lên xuống dọc theo vùng cổ
Bạn cần thực hiện động tác này theo chiều đi xuống từ khúc cổ trên xuống vai trước. Bạn giữ ổn định cho vai bằng cách đặt tay trái lên vai trái. Sau đó, bạn đặt ngón cái tay phải lên phía sau của cổ, các ngón còn lại bám vào vùng cổ cạnh bên. Tiếp theo, bạn nhấn miết ngón cái nhẹ nhàng theo chiều xuống sao cho cuối lượt miết ngón cái ở phía sau vai, các ngón tay còn lại thì ở phía trước. Cuối cùng, bạn xoa, miết tập trung nhiều hơn vào các vùng cơ căng cứng.

2.8. Bước 8: Massage vùng cơ ngoài bả vai
Bạn sử dụng các đầu ngón tay tạo một lực nhấn vào vùng bả vai. Sau đó, bạn áp lòng bàn tay lên vùng cơ ngoài bả vai rồi xoa tròn để giải tỏa áp lực cho vùng này. Quá trình này diễn ra từ 1 – 2 phút là tốt nhất.
2.9. Bước 9: Massage giữa hai bả vai
Chúng ta sử dụng lực từ ức bàn tay massage lan rộng vừa hiệu quả lại không đau đớn. Bạn đứng phía bên trái người được massage rồi đặt tay trái lên vùng vai trước để ổn định tư thế. Sau đó, bạn đặt ức bàn tay phải vào vùng giữa hai bả vai rồi tiến hành ấn dọc từ trên xuống, từ vai này sang vai kia khoảng từ 2 – 3 phút.
2.10. Bước 10: Massage bên dưới xương quai xanh
Cách massage cổ vai gáy bên dưới xương quai xanh có tác động trực tiếp đến phần ngực trên giúp làm giảm đau nhức vùng cổ. Bạn đứng phía bên trái người được massage, tay phải đặt trên lưng và tay trái đặt lên bả vai trước phía dưới xương quai xanh. Sau đó, bạn dùng các đầu ngón tay trái xoa tròn và tránh nhấn vào xương quai xanh gây đau nhức.
2.11. Bước 11: Massage vùng cánh tay trên
Bạn đặt hai tay lên hai vai, lấy hai ngón cái làm trụ, các ngón còn lại xoay chuyển nhấn một lực nhẹ nhàng nhưng chắc và đều. Sau đó, bạn giữ nguyên lực ấn và di chuyển các ngón đi từ vai xuống cánh tay trên và xoa bóp nhẹ nhàng rồi di chuyển lại lên vai. Cứ như vậy, bạn thực hiện lặp lại động tác này khoảng 3 – 5 lần. Cuối cùng, bạn xoa nhẹ nhàng lên xuống vùng cánh tay để thả lỏng cơ bắp.

2.12. Bước 12: Cách massage cổ vai gáy kết hợp sử dụng các bộ phận của bàn tay
Bạn không nên quá lạm dụng ngón cái mà nên kết hợp nhiều bộ phận của bàn tay để massage. Bạn chỉ dùng ngón cái massage ở các vùng cơ bị căng nhức. Lòng bàn tay dùng để massage nhẹ nhàng vùng da và vùng cơ bắp. Các ngón tay thì dùng để nhấn tạo lực đồng đều và chắc tay. Các đốt ngón tay dùng để nhấn lực mạnh hơn vào các vùng cơ.
Bạn chỉ cần chuyển động tròn lần lượt từ trên xuống dưới ở cổ, vai, lưng, cánh tay nhưng phải đa dạng chuyển động. Lưu ý là bạn nên massage đồng đều ở cả những vùng bị và không bị căng cứng để có thể xoa dịu toàn bộ phần cơ vùng cổ vai, gáy.
>>>> XEM THÊM: 4 cách bóp vai thư giãn đánh tan mọi mệt mỏi, đau nhức
3. Cách massage vai cổ gáy khi nằm ngửa
Cách massage cổ vai gáy khi nằm ngửa được thực hiện theo 11 bước sau đây:
- Bước 1: Điều chỉnh tư thế nằm ngửa trên giường
Bạn cho người được massage nằm trên giường đơn có đệm lót sao cho thoải mái nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chọn giường có độ cao phù hợp để thuận tiện hơn trong việc thực hiện các động tác massage.
- Bước 2: Thoa kem dưỡng hoặc dầu massage
Với bước này, bạn chỉ cần lấy một ít dầu hoặc kem dưỡng ra tay. Bạn có thể chọn các loại dầu massage có mùi hương nhẹ, chiết xuất tự nhiên như: dầu ô liu, dầu hạnh nhân, dầu dừa, dầu tràm,… rồi làm nóng dầu hoặc kem dưỡng bằng cách xoa hai bàn tay lại với nhau. Sau đó, bạn áp tay lên khu vực cần massage và vuốt nhẹ cho dầu hoặc kem dưỡng massage thấm đều.
- Bước 3: Thực hiện khởi động trước khi tiến hành massage
Đây là một bước vô cùng quan trọng giúp người được massage thích nghi dần với các bài tập. Trước tiên, bạn đứng trước phía đỉnh đầu rồi đặt hai ngón cái lên hai bên cổ. Các ngón còn lại bạn đặt vào cổ sao cho mặt trong ngón trỏ áp sát với chiều dài của cổ. Sau đó, bạn vuốt nhẹ nhàng rồi trải rộng chuyển động sang cả vùng vai. Bạn có thể dùng các ngón giữa, áp út và út để massage vùng phía trước vai.
- Bước 4: Masage tập trung vùng cổ
Bạn đặt 4 ngón tay của hai bàn tay lên hai bên cổ rồi massage nhẹ nhàng, vuốt từ phần gáy xuống đến vai. Sau đó, bạn nâng cổ người nằm lên một cách nhẹ nhàng để thả lỏng cơ và thực hiện lặp lại khoảng 4 – 5 lần.

- Bước 5: Cách massage cổ vai gáy với ngón tay cái
Bạn đặt ngón tay cái vào hai bên cổ, ngay dưới phần tai, 4 ngón còn lại ở dưới cổ. Sau đó, bạn miết nhẹ ngón tay cái dọc hai bên cổ xuống tới vai và đầu vai. Bạn miết ngón cái liên tục trong 3 phút và lưu ý là không massage vào vùng cổ họng vì có thể gây đau.
- Bước 6: Massage ngực trên
Bạn đặt hờ hai ngón cái ở vai sau và 4 ngón còn lại ở vai trước để ổn định lực. Sau đó, bạn xoa bóp lần lượt vai trước, vai sau và cả ở ngực trên. Đây là cách massage cổ vai gáy rất hiệu quả mà bạn có thể thường xuyên sử dụng. Trong quá trình thực hiện, bạn không nên tác động lực vào xương quai xanh hoặc bất kỳ vùng xương nào để tránh gây đau nhức.
- Bước 7: Massage lăn tay ở vùng dưới cổ
Trước tiên, bạn đặt ngón trỏ, giữa và áp út phía dưới hai bên cổ. Sau đó, bạn xoa bóp tròn từ cổ xuống vai tạo ra chuyển động nhích vai. Bạn thực hiện chắc tay chứ không cần quá mạnh tay để tránh gây đau đớn cho người được massage.
- Bước 8: Massage đều cho mỗi bên cổ
Bạn xoay đầu người được massage sang một bên và để lộ phần cổ. Sau đó, bạn dùng một tay giữ phần đầu, tay còn lại miết nhẹ từ dái tai xuống tới ngực trên bằng đầu ngón tay. Tiếp đến, bạn massage nhẹ phần cổ bằng ngón tay cái theo chuyển động tròn. Cuối cùng, bạn thực hiện tương tự các động tác như trên với bên còn lại.

- Bước 9: Massage sâu cho hai bên cổ
Bạn chỉnh tư thế tương tự như bước 8 rồi thực hiện massage chuyển động dài từ dưới lỗ tai xuống đến vai. Tiếp đến, bạn dùng một lực nhấn sâu hơn, miết chậm rãi mặt bên của cổ và lặp lại khoảng 5 – 10 lần. Sau đó, bạn xoay sang bên còn lại và thực hiện các động tác tương tự như trên. Bạn hãy thực hiện massage một cách chậm rãi và có thể nghỉ ngơi khoảng 2-3 phút nếu cảm thấy đau.
- Bước 10: Massage theo chuyển động tròn phía sau tai
Vùng cơ sau tai thường căng cứng và đau nhức, bạn nên massage để giải tỏa cơn đau, thư giãn tối đa. Cách massage rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện chuyển động tròn bằng các đầu ngón tay vào phía sau tai trong khoảng 3 phút.
- Bước 11: Massage vùng trên của xương quai xanh
Bạn đặt các đầu ngón tay lên chỗ lõm nhỏ ở ngay xương quai xanh và chuyển động tròn kết hợp xoa bóp.
3. Lợi ích tuyệt vời của các cách massage cổ vai gáy
Thường xuyên ngồi làm việc trong hàng giờ đồng hồ khiến cổ vai gáy bạn luôn ở tình trạng đau mỏi, khó vận động và sinh hoạt bình thường. Do đó, massage chính là một phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp bạn cải thiện sức khỏe và thư giãn. Ngoài ra, cách massage cổ vai gáy còn mang đến những lợi ích tuyệt vời như:
- Giảm đau nhức cho cơ thể, hạn chế mất ngủ.
- Phòng ngừa các bệnh về thoái hóa cột sống cổ, lưng.
- Giúp làm mềm các mô cơ tổn thương và hỗ trợ chữa lành tổn thương ở vùng cổ vai gáy.
- Điều hòa khí huyết đồng thời giảm căng thẳng, lo lắng, từ đó tạo cảm giác khỏe mạnh, thư thái.
- Giảm đau nhức đầu, đau nửa đầu và thư giãn cơ bắp.

4. Một số lưu ý khi massage cổ vai gáy đảm bảo an toàn
Khi áp dụng cách massage cổ vai gáy, người bệnh cần chú ý một số vấn đề để mang lại hiệu quả nhanh và giảm đau lâu dài. Một số lưu ý quan được đề cập dưới đây như sau:
- Cách massage cổ vai gáy cần được những người có kinh nghiệm hoặc chuyên viên thực hiện để đảm bảo tính an toàn cũng như hiệu quả chữa bệnh.
- Cần tham kiến bác sĩ nếu có chỉ định điều trị bằng cách massage cổ vai gáy, đặc biệt là không tự ý thực hiện.
- Không xoa bóp, bấm huyệt khi đau do các bệnh liên quan như u tủy, viêm tủy, thoát vị đĩa đệm thể trung tâm… bởi có thể khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dưỡng chất với các nhóm vitamin, đạm, chất xơ, tinh bột, chất béo,…
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng hoặc thay đổi tư thế chứ không ngồi một chỗ quá lâu.
- Khi bấm huyệt cần vệ sinh, cắt móng tay sạch sẽ để hạn chế tình trạng xây xước, chảy máu, bầm tím da. Đồng thời không được tác động lên vết thương hở, vùng da đang bị viêm hoặc lở loét.
- Tuyệt đối không massage kết hợp bẻ cổ hay bẻ lưng. Bởi nếu không cẩn trọng có thể khiến xương bị gãy, trật khớp hoặc tạo tổn thương nghiêm trọng.
5. Đại Lực Hoàng – Địa chỉ massage chữa cổ vai gáy TPHCM uy tín và hiệu quả
Đại Lực Hoàng là một trung tâm trị bệnh về xướng khớp uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây chuyên điều trị bệnh bằng phương pháp xoa bóp và dùng thuốc. Hiện nay, Đại Lực Hoàng là doanh nghiệp đang đi đầu về việc ứng dụng công nghệ trong kinh doanh sản xuất. Do đó, sản phẩm dầu xoa bóp Đại Lực Hoàng cũng là sản phẩm độc quyền của công ty.

Bên cạnh đó, các chương trình miễn phí trao đi giá trị cho cộng đồng được thực hiện liên tục trong hơn 03 năm qua giúp cho doanh nghiệp có một số lượng công chúng ủng hộ rất lớn. Đến nay, chương trình trị bệnh miễn phí cho bà con vẫn đang được tiếp tục với tần suất 6 ngày/tháng. Bằng cách sử dụng dầu xoa kết hợp với cách massage cổ vai gáy khiến bệnh tình của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt.
Trên đây là các hướng dẫn cách massage cổ vai gáy đơn giản tại nhà và một số lưu ý an toàn cho người bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn chi tiết thêm, bạn đừng ngần ngại mà liên hệ với Đại Lực Hoàng để được giải đáp nhanh chóng.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 58 – 60 đường 17A, P Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0938094686
- Email: doctordc.dailuchoang@gmail.com
>>>> THÔNG TIN BỔ ÍCH: