Chơi thể thao bị đau đầu gối & cách điều trị | Không nên xem nhẹ
Tình trạng chơi thể thao bị đau đầu gối là sự cố dễ gặp ở những vận động viên hoặc người thường xuyên tập luyện. Triệu chứng này gây đau nhức trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và biến chứng nguy hiểm. Vậy biểu hiện và cách điều trị bệnh như nào? Đại Lực Hoàng mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây.
>>>> XEM NGAY: Đau đầu gối có nguy hiểm không? 9 cách điều trị hiệu quả
1. Nguyên nhân chơi thể thao bị đau đầu gối
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải vấn đề đau đầu gối khi chơi thể thao. Ở một số người bệnh, khi chơi thể thao bị đau đầu gối có thể là hậu quả do vận động trong thời gian dài gây ra tình trạng khớp và xương bị bào mòn. Ngoài ra, triệu chứng đau nhức này cũng có thể xuất phát từ ba nguyên nhân sau đây.
1.1. Chấn thương sụn
Khớp gối của con người được cấu tạo bởi xương chày, xương bánh chè và xương đùi. Giữa các xương được liên kết với nhau bởi hệ thống gân và dây chằng. Bên cạnh đó, lớp sụn ở giữa có chức năng nhằm giảm ma sát và tránh những va đạp không đáng có từ bên ngoài. Nếu bạn vận động mạnh hoặc bị chấn thương do nhiều lý do, phần sụn lót trong khớp gối sẽ bị tác động và dẫn đến chấn thương sụn. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng chơi thể thao bị đau đầu gối.

>>>> XEM THÊM: Gai khớp gối là gì? nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
1.2. Chấn thương dây chằng
Nếu bạn chơi thể thao bị đau đầu gối có thể là do vùng dây chằng đã bị tổn thương. Dây chằng đóng vai trò kiểm soát và chi phối độ ổn định của khớp gối. Khi một trong 4 dây chằng bị chấn thương, sự liên kết giữa các bộ phận trên đầu gối sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài gây đau nhức khó chịu thì phần dây chằng bị chấn thương có thể sẽ bị giãn, đứt, thậm chí là kéo theo các bệnh lý khác. Vì vậy, tùy theo biểu hiện nghiêm trọng của chấn thương dây chằng sẽ có phương hướng điều trị khác nhau sao cho phù hợp.

1.3. Vận động quá sức
Tập luyện thể dục thể thao là liều thuốc vàng cho sức khỏe nhưng nếu bạn lạm dụng, vận động quá sức thì điều này lại phản tác dụng, gây ra tình trạng bị đau đầu gối khi chơi thể thao. Bởi vì khi vận động, cột sống và khớp gối là hai vùng chịu áp lực nhiều nhất từ cơ thể.

Nếu cơ thể phải hoạt động quá sức, áp lực sẽ tăng cao, khả năng kiểm soát các cử động trên chân có thể sai lệch. Từ đó bạn dễ bị chấn thương mà phản ứng đầu tiên là đau nhức vùng đầu gối. Đặc biệt, tình trạng này thường có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn nếu bạn chơi các môn thể thao đòi hỏi phải chuyển động lặp lại như bóng đá, điền kinh, bóng rổ…
>>>> THAM KHẢO NGAY: Nguyên nhân tập squat bị đau đầu gối? Cách cải thiện tốt nhất
2. Các dạng chấn thương đầu gối khi chơi thể thao
Các dạng chấn thương nếu bạn chơi thể thao nhiều bị đau đầu gối bao gồm những biểu hiện dưới đây.
2.1. Hội chứng dải mạc đệm
Dải cơ hay đường gân là một dải mạc dày dọc theo chiều dài bên ngoài từ đùi xuống đến đầu ống chân. Dải mạc này được cấu tạo do các mô liên kết dạng sợi dày đặc kéo dài từ mào chậu và chèn vào vùng đầu gối. Bên cạnh các cơ liên quan, dải mạc đệm giúp hỗ trợ chức năng thu gọn, mở rộng và xoay hông cho đầu gối khi vận động.

Hội chứng dải mạc đệm được coi là một trong các dạng chấn thương khi chơi thể thao bị đau đầu gối. Đây cũng là chấn thương phổ biến ở những vận động viên xe đạp hoặc chạy bộ. Vì những động tác gập và duỗi đầu gối liên tục sẽ gây ra tê mỏi, đau nhức ở bên đầu gối. Các biểu hiện của hội chứng dải mạc đệm là khi sờ mặt ngoài của đầu gối thấy đau hoặc bị đau kéo dài sau khi tập luyện thể dục, đôi khi có thể xuất hiện cảm giác sưng tấy và nóng đỏ ở quanh đầu gối.
2.2. Trật khớp gối
Do một số nguyên nhân như tai nạn giao thông, chơi thể thao hay di chuyển đột ngột, bạn có thể bị trật khớp gối. Tình trạng trật khớp gối được phân thành hai loại là tốc độ cao và tốc độ thấp. Các triệu chứng của trật khớp gối là đầu gối của người bệnh bị sưng lên nhanh chóng, có dấu hiệu biến dạng, xuất hiện các cơn đau dữ dội và sờ thấy xương bánh chè siêu di động. Chính vì vậy, trật khớp gối là một dạng chấn thương phổ biến của chơi thể thao bị đau đầu gối.

2.3. Viêm gân khớp gối
Một dạng chấn thương khác của chơi thể thao đau khớp gối là viêm gân khớp gối. Tình trạng này xuất hiện nhiều ở các vận động viên dùng nhiều sức từ chân để tiếp đất như chạy, nhảy, bóng chuyền. Nguyên nhân gây ra là do vận động viên phải sử dụng quá nhiều sức ở đầu gối, làm cho đầu gối bị ép nén cường độ cao liên tục.

Viêm gân khớp gối cũng xảy ra nếu bạn lạm dụng ép cơ thể vào các bài tập cường độ cao hoặc vận động trên các bề mặt cứng như bê tông. Các triệu chứng của hiện tượng chơi thể thao bị đau đầu gối này bao gồm cảm giác đau dưới xương bánh chè. Chấn thương sẽ diễn biến theo hướng tiêu cực khi bạn phải ngồi lâu một chỗ hoặc làm việc quá sức.
2.4. Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch khớp gối là những túi chứa chất lỏng nằm gần khớp, giúp các khớp hoạt động trơn tru, cố định cho dây chằng, gân và cơ bắp không ma sát vào xương. Viêm bao hoạt dịch khớp gối là một dạng chấn thương nếu bạn chơi thể thao bị đau đầu gối. Tổn thương này xảy ra khi một hoặc nhiều bao hoạt dịch bị kích thích, viêm hoặc chấn thương. Nếu áp lực kéo dài khi chuyển động liên tục, bao hoạt dịch sẽ bị viêm do ma sát giữa các khớp.

Các dấu hiệu nhận biết của triệu chứng viêm bao hoạt dịch bao gồm:
- Những cơn đau đột ngột như bị vật sắc nhọn hoặc dao đâm.
- Đau âm ỉ kéo dài và suy giảm khi nghỉ ngơi.
- Mặt trước của đầu gối bị sưng tấy, nóng đỏ.
- Khó uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối.
2.5. Tổn thương sụn chêm
Sụn chêm là lớp sụn ở đầu gối hình lưỡi liềm có tác dụng giảm ma sát, giảm xóc. Tổn thương hay rách sụn chêm được coi là một dạng chấn thương đau đầu gối khi chơi thể thao phổ biến rộng rãi. Tình trạng này xuất hiện do vặn người đột ngột hoặc chấn thương nghiêm trọng từ việc chơi thể thao hay tai nạn nghề nghiệp. Những biểu hiện của tổn thương sụn chêm là đau nhức khó chịu ở giữa hoặc hai bên đầu gối, làm người bệnh hạn chế vận động và khó khăn điều chỉnh cơ.

2.6. Gãy xương bánh chè
Gãy xương bánh chè là một chấn thương chơi thể thao bị đau đầu gối nguy hiểm có thể làm cho gối bị suy giảm chức năng về sau. Nguyên nhân gây ra là do bạn bị té ngã trực tiếp vào vùng xương bánh chè, tập luyện quá sức hoặc do chấn thương trực tiếp từ ngoại cảnh. Các triệu chứng của gãy xương bánh chè là sưng tấy, đau nhức dữ dội vùng đầu gối, không nhấc được chân lên. Ngoài ra, loại chấn thương này còn gây ra biến chứng khớp gối dị dạng vô cùng nguy hiểm.

3. Cách cải thiện tình trạng chơi thể thao bị đau đầu gối tại nhà
Nếu bạn bị đau đầu gối khi chơi thể thao, hãy tham khảo những phương pháp cải thiện dễ thực hiện sau đây.
3.1. Massage
Massage là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh quen thuộc cho những trường hợp chơi thể thao bị đau đầu gối. Bạn chỉ cần dùng lực của bàn tay và ngón tay tác động lên vùng chấn thương như miết, xoa, day ấn nhẹ nhàng. Để nâng cao hiệu quả, bạn có thể kết hợp với tinh dầu xoa lên vùng da phía ngoài trước khi tiến hành massage. Các động tác massage sẽ kích thích đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, thư giãn các cơ, giảm đau nhức, tê buốt, giảm căng thẳng.

3.2. Chườm nóng/lạnh
Một cách cải thiện nhanh chóng đau nhức khi chơi thể thao nhiều bị đau đầu gối là chườm nóng và chườm lạnh. Căn cứ vào biểu hiện bệnh, bạn có thể chườm nóng nếu đau đơn thuần. Hoặc khi những cơn đau kèm theo dấu hiệu sưng thì bạn có thể chườm lạnh.
- Chườm nóng: Bạn sử dụng đai nhiệt hoặc khăn thấm nước nóng chườm lên vùng đầu gối bị đau. Hơi nóng sẽ kích thích tuần hoàn máu và khiến các cơ ở đầu gối giãn ra. Qua đó, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện, khớp được thư giãn hơn.
- Chườm lạnh: Bạn có thể dụng đá lạnh hoặc mua túi chườm ngoài tiệm thuốc đắp nhẹ lên đầu gối. Khí lạnh sẽ làm dịu cơn đau và ức chế tình trạng sưng viêm. Bạn hãy lưu ý không nên chườm lạnh quá lâu, thời gian hoàn hảo là 20 phút mỗi lần chườm.

3.3. Nghỉ ngơi
Bạn chơi thể thao bị đau đầu gối, đừng quá lo lắng thay vào đó hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Nghỉ ngơi hợp lý không chỉ tạo điều kiện cho khớp, xương được thư giãn mà còn giảm đau nhức do tập luyện đáng kể. Bạn cũng có thể kết hợp thêm các bài vận động nhẹ, các bài tập thiên về hướng chữa lành như thiền, dưỡng sinh, yoga để nâng cao độ bền của xương khớp.

3.4. Các phương pháp điều trị thay thế khác
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số cách cải thiện sức khỏe khi chơi thể thao đau khớp gối như sau:
- Châm cứu: Phương pháp này tác động trực tiếp lên vùng bị đau, hiệu quả an toàn nhưng bạn cần nhờ chuyên gia thực hiện.
- Bấm huyệt: Các bác sĩ sẽ bấm lên các huyệt chính và phụ cận để giảm đau nhức cho người bệnh.
- Bổ sung sản phẩm chứa dưỡng chất tốt cho khớp gối: Ngoài thực đơn ăn uống, sản phẩm chứa Glucosamine là hoạt chất được nhiều người đề xuất với tác dụng giúp tăng cường sức khỏe khớp gối.

4. Cách điều trị y tế cho người bị đau đầu gối khi chơi thể thao
Những cách điều trị dưới đây được sử dụng phổ biến cho những người chơi thể thao bị đau đầu gối bởi hiệu quả nhanh chóng và được kiểm chứng.
4.1. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu được đánh giá là cách điều trị y tế giúp những người chơi thể thao bị đau đầu gối cải thiện bệnh. Với công dụng làm căng các cơ xung quanh đầu gối và tăng cường sức bền cho khớp, phương pháp này hỗ trợ chuyển động cơ học của đầu gối và chân trở nên tốt hơn. Hơn nữa, vật lý trị liệu cũng là cách điều trị không dùng thuốc giúp bạn ngăn chặn tái phát chấn thương trong tương lai.

4.2. Phẫu thuật
Khi đầu gối bị đau nhức quá nặng, dây chằng bị đứt hoặc sụn bị vỡ, bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Một số tình huống chấn thương nghiêm trọng hơn có thể phải phẫu thuật khẩn cấp. Tuy nhiên, cách điều trị sẽ tốn kém nhiều chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thực hiện. Do đó, bạn hãy cần lưu ý cho tình trạng đau đầu gối khi chơi thể thao để không phải sử dụng cách điều trị này.

4.3. Thuốc
Sử dụng thuốc cũng là một cách điều trị cho người chơi thể thao bị đau đầu gối phổ biến. Bạn hãy dùng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ và dừng lại khi gặp tác dụng phụ. Nếu những cơn đau đầu gối khi chơi thể thao xuất phát từ các bệnh lý xương khớp thì quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn. Một số loại thuốc được dùng nhiều trong điều trị bệnh là:
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc giảm đau
- Thuốc kháng viêm không Steroid
- Tiêm cortisone
- Kem bôi giảm đau

5. Một số môn thể thao dễ gây đau đầu gối
Đau nhức đầu gối là chấn thương dễ gặp của những vận động viên hoặc các đối tượng tập luyện, vận động nhiều. Tuy nhiên, tình trạng này xuất hiện phổ biến ở những môn thể thao va chạm liên tục và mức độ mạnh hoặc hoạt động lặp lại liên tục. Vì thế, chơi thể thao bị đau đầu gối có thể dẫn đến nhiều chấn thương nguy hiểm cho vùng đầu gối hơn. Những môn thể thao dễ gây đau đầu gối bao gồm:
- Bóng rổ
- Bóng chuyền
- Bóng đá
- Thể dục dụng cụ
- Nhảy cao
- Nhảy xa
- Chạy các cự ly

6. Chơi thể thao đau khớp gối bao lâu thì khỏi?
Theo nghiên cứu, đa số các trường hợp chơi thể thao bị đau đầu gối thời gian đầu đều có thời gian chữa trị nhanh chóng nếu nghỉ ngơi hợp lý và phục hồi tại nhà. Tuy nhiên, khi các cơn đau diễn ra trong thời gian dài và không dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám nhanh chóng. Khi đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của bạn để đưa ra cách điều trị phù hợp để phục hồi sức khỏe, đưa khớp gối về tình trạng ban đầu.

7. Tình trạng bệnh như thế nào thì nên đến thăm khám bác sĩ
Triệu chứng đau đầu gối khi chơi thể thao là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang cần sự giúp đỡ và chăm sóc đặc biệt. Các biện pháp cải thiện và điều trị bệnh liệt kê trên có thể thực hiện ngay tại nhà khi bệnh ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khi chơi thể thao bị đau đầu gối, nếu bạn gặp những triệu chứng sau đây, hãy đến thăm khám bác sĩ để được chuẩn đoán sớm nhất.
- Bạn bị đau nhức khó chịu khi thực hiện một số hoạt động như đứng lên, ngồi xuống, đi bộ hay thậm chí là đau dù không làm gì.
- Những cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không có dấu hiệu cải thiện dù bạn đã nghỉ ngơi một vài ngày và sử dụng phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh.
- Vùng da ở vị trí đầu gối bị đau đổi màu, có dấu hiệu sưng viêm hoặc các triệu chứng lạ khác.

8. Cách phòng ngừa tình trạng đau đầu gối khi chơi thể thao
Để ngăn chặn tình trạng chơi thể thao bị đau đầu gối, bạn hãy làm theo những hướng dẫn sau đây.
8.1. Khởi động trước khi chơi
Đây là điều rất quan trọng mà bạn nên lưu ý để ngăn ngừa tình trạng bị đau đầu gối khi chơi thể thao. Việc khởi động cơ thể trước khi vận động sẽ giúp xương khớp làm quen với nhịp độ, sụn khớp tiết ra dịch nhiều hơn để cơ thể deo dai hơn, hạn chế nguy cơ chấn thương.

Trước khi bắt đầu chơi thể thao, bạn hãy khởi động ít nhất khoảng 10 phút. Nếu hay bị đau đầu gối thì bạn hãy khởi động khớp gối kĩ càng hơn. Sau khi kết thúc chơi thể thao, bạn cũng nên dành thời gian giãn cơ, thả lỏng cơ thể và xoa bóp nhẹ nhàng xương khớp. Hoạt động này giúp ức chế phát sinh tình trạng đau nhức, thư giãn cơ thể và hạn chế tình trạng chơi thể thao bị đau đầu gối.
8.2. Thời gian và cường độ luyện tập hợp lý
Triệu chứng chơi thể thao bị đau đầu gối thường xảy ra khi bạn tập luyện và thi đấu với cường độ quá nặng trong thời gian dài. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh thời gian và cường độ sao cho phù hợp để ngăn ngừa những cơn đau nhức. Bạn hãy dành thời gian nhiều cho cơ thể hơn bằng cách tăng cường độ tập một cách từ từ để xương khớp kịp thích nghi. Khi cơ thể mệt mỏi, bạn hãy dừng việc tập để nghỉ ngơi hồi phục.

8.3. Chọn bộ môn thể thao phù hợp
Để phòng ngừa chơi thể thao bị đau đầu gối và tăng cường sức mạnh xương khớp, bạn có thể tham khảo những môn thể thao sau:
- Đi bộ: Hoạt động đi bộ sẽ giúp khớp và xương vận động nhịp nhàng mà không gây áp lực. Bạn hãy đi bộ bước nhỏ và cường độ nhẹ nhàng để xương khớp dẻo dai hơn.
- Đạp xe: Bạn có thể đạp xe tại chỗ hoặc đạp xe với tốc độ vừa phải trong thời gian ngắn để đầu gối không bị ảnh hưởng bởi lực quá mạnh.
- Yoga: Đây là bài tập rất tốt cho sức khỏe và dễ thực hiện. Yoga có thể tăng lưu thông máu đến tất cả các chi, tăng sức bền và độ linh hoạt cho xương khớp khi vận động.
- Bơi lội: Môn thể thao này không quá nhiều áp lực lên vùng đầu gối gối. Hiệu quả mang lại từ bơi lội là giảm thiểu tình trạng chơi thể thao đau khớp gối và cải thiện chiều cao.

Bài viết trên đây Đại Lực Hoàng đã tổng hợp đến bạn những thông tin cần thiết nhất khi chơi thể thao bị đau đầu gối. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy đi khám bác sĩ nhanh chóng để có được cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe. Chúc các bạn sẽ có những thông tin bổ ích!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 58-60 đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0938 094 686
- Email: doctordc.dailuchoang@gmail.com
>>>> THÔNG TIN BỔ ÍCH: