Bị đau đầu gối nhưng không sưng là do đâu, nguy hiểm không?

5/5 - (1 bình chọn)

Tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng là một vấn đề không nên chủ quan vì đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Hiện tượng này không chỉ dễ gặp ở người cao tuổi mà đang ngày xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ. Hãy cùng Đại Lực Hoàng khám phá ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

>>>> XEM NGAY: Bị đau đầu gối có nguy hiểm không? 9 cách điều trị hiệu quả

1. Những triệu chứng đau đầu gối nhưng không sưng

Khi cơ thể xuất hiện những cơn đau không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe xương khớp. Nếu bạn đang thắc mắc bản thân có mắc bệnh bị đau đầu gối nhưng không sưng hay không, hãy đi đến cơ sở y tế ngay nếu có những triệu chứng sau:

  • Những cơn đau nhức xảy ra nửa đêm, gần sáng hoặc sau khi thức dậy.
  • Khi vận động mạnh, leo cầu thang, những cơn đau diễn ra mạnh hơn.
  • Khi chuyển động, bạn nghe tiếng lạo xạo trong đầu gối.
  • Đầu gối tê bì, ngứa rát, dị cảm.
đau đầu gối nhưng không sưng
Đau đầu gối nhưng không sưng có triệu chứng chủ yếu là đau nhức vùng gối
  • Vùng khớp gối có cảm giác nóng rát, khó chịu.
  • Xuất hiện tình trạng sưng viêm ở khớp gối.
  • Hạn chế vận động do cứng khớp, khó cử động khớp.
  • Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe suy giảm có thể có dấu hiệu đau đầu gối nhưng không sưng.
  • Khi thay đổi tư thế như đứng lên, ngồi xuống, vùng gối bị đau nhức khó chịu.
  • Các cơn đau có thể từ khớp gối lan sang vùng khác, đau âm ỉ cả ngày.

>>>> XEM THÊM: Đau đầu gối khi đá bóng | Tình trạng không nên xem thường

2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bị đau đầu gối nhưng không sưng

Theo chuyên gia, đau đầu gối không sưng xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Việc xác định được chính xác các yếu tố gây đau sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được thuận lợi và hiệu quả hơn. Dưới đây là những nguyên nhân tổng hợp được gây nên bệnh lý này.

2.1. Thừa cân béo phì

Đầu gối được coi là bộ phận mang trách nhiệm quan trọng như trục nâng đỡ cơ thể, chịu nhiều áp lực từ cơ thể trong quá trình vận động. Do đó, khi cơ thể nặng nề, thừa cân, áp lực gây ra cho khớp gối sẽ cao lên gây ra nhiều bệnh lý. Trong đó có triệu chứng đau đầu gối nhưng không sưng với biểu hiện là những cơn đau khó chịu cho người bệnh.

bệnh đau đầu gối nhưng không sưng
Thừa cân là nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối nhưng không sưng

2.2. Thoái hóa khớp gối

Nếu bạn đang bị đau đầu gối nhưng không sưng thì đây có thể là một trong những dấu hiệu sớm nhất của thoái hóa khớp gối. Quá trình này xảy ra khi lớp đệm tự nhiên của khớp gối bị hư hại, bào mòn làm cho xương cọ xát vào nhau. Biểu hiện rõ rệt nhất của thoái hóa khớp gối là những cơn đau khó chịu, tăng lên khi vận động hoặc di chuyển. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị cứng khớp, lạo xạo khớp gối và hạn chế di chuyển.

bị đau đầu gối nhưng không sưng
Thoái hóa khớp gối gây đau đớn, khó chịu

>>>> GỢI Ý: 10 nguyên nhân đau đầu gối khi chạy bộ và cách khắc phục

2.3. Bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn cũng có thể là dấu hiệu nhận biết của đau nhức đầu gối nhưng không sưng. Trong đó, hai căn bệnh phổ biến gây ra tình trạng này là viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus ban đỏ.

  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh có triệu chứng phổ biến là xơ cứng khớp và đau khớp, diễn ra nặng khi thức dậy vào buổi sáng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài. Những cơn đau nhức, sưng khớp mang tính chất đối xứng, có thể lan tỏa đến từng khớp nhỏ.
  • Lupus ban đỏ: Bệnh thường xuất hiện rõ nhất ở vùng thắt lưng, tay và đầu gối. Các biểu hiện chủ yếu là đau khớp, mệt mỏi, xơ cứng và đau đầu gối nhưng không sưng.
đau nhức đầu gối nhưng không sưng
Bệnh lupus ban đỏ

2.4. Bệnh gout

Gout giai đoạn đầu là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu gối nhưng không sưng. Nguyên nhân là ở giai đoạn này, nồng độ acid uric chỉ thay đổi nhẹ, các cơn đau chưa quá nghiêm trọng. Ban đầu, người bệnh có cảm giác đau nhức, vùng da bên ngoài gối thấy đỏ và nóng. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột vào ban đêm, lâu dần có thể lan ra cột sống và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.

đau đầu gối không rõ nguyên nhân
Bệnh gout có thể xuất hiện ở vùng đầu gối

2.5. Bệnh lao khớp gối

Người bệnh đau nhức đầu gối nhưng không sưng có thể xuất phát từ bệnh lao khớp gối. Đây là một dạng tổn thương lao và viêm khu trú ở khớp gối, xảy ra chủ yếu khi người bệnh bị lao sơ nhiễm. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể bị đau đầu gối liên tục. Khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng thì ngoài các cơn đau, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng như cứng khớp, sưng nóng khớp gối và hạn chế khả năng hoạt động.

đau đầu gối không sưng
Tình trạng lao khớp gối

2.6. Viêm gân đầu gối

Trong cơ thể, gân có chức năng tương tự như dây chằng, giúp kết nối các cơ với xương. Viêm gân đầu gối xảy ra khi bạn vận động quá sức hoặc gặp chấn thương, dẫn đến đau nhức đầu gối khi chuyển động. Tình trạng đau thường tự phát, trở nên nặng hơn khi leo cầu thang, ngồi xổm. Sau một thời gian nếu không được chữa trị, bệnh có thể diễn biến xấu với triệu chứng đau nhói, cứng cơ, bỏng rát vùng gối kèm theo sưng viêm.

bệnh đau đầu gối nhưng không sưng
Viêm gân đầu gối là dấu hiệu của bệnh đau đầu gối nhưng không sưng

2.7. Chấn thương đầu gối

Những hoạt động thể thao, đặc thù nghề nghiệp hoặc tai nạn giao thông có thể dẫn đến tình trạng đau đầu gối không sưng. Những trường hợp này khó phát hiện bởi bởi bề mặt da bên ngoài không hề bị sưng hay bầm tím. Tuy nhiên, phần dây chằng, gân, xương, sụn hoặc túi chứa chất lỏng bao quanh khớp từ bên trong có thể đã bị ảnh hưởng. Một số chấn thương gây ra bệnh gồm:

  • Gãy xương: Các xương vùng đầu gối gồm cả xương bánh chè có thể bị gãy khi va chạm mạnh. Ngoài ra, tình trạng này cũng hay xảy ra ở những người mắc bệnh loãng xương.
đau đầu gối nhưng không sưng
Chấn thương đầu gối do chơi thể thao
  • Rách sụn chêm: Sụn chêm có vai trò như một bộ phận giảm xóc giữa xương đùi và xương cẳng chân. Nếu xoay đầu gối đột ngột, sụn chêm có thể bị rách gây đau đớn.
  • Chấn thương dây chằng chéo trước: Dây chằng chéo trước là một trong bốn dây chằng kết nối xương đùi với xương cẳng chân. Loại chấn thương dây chằng chéo này thường xảy ra ở vận động viên dùng nhiều sức ở chân hoặc xoay người đột ngột.
  • Bong gân: Tình trạng bong gân là dây chằng bị rách hoặc căng quá mức, dẫn đến đau đớn, giảm cường độ hoạt động hoặc mất khả năng vận động ở khớp.

2.8. Bàn chân bẹt

Một nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối nhưng không sưng mà ít người biết đến là bệnh lý bàn chân bẹt. Bởi vì lòng bàn chân phẳng, không có góc hõm có thể gây căng thẳng cho các dây chằng bên của đầu gối, làm cho khớp gối dễ bị lệch hoặc chấn thương. Bệnh không chỉ gây ra đau nhức mà còn làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.

bị đau đầu gối nhưng không sưng
Bệnh lý bàn chân bẹt

2.9. Viêm gân bánh chè

Viêm gân bánh chè xảy ra ở phần gân nối xương cẳng chân với xương bánh chè. Tình trạng viêm hay xuất hiện phổ biến ở các vận động viên thể thao như bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, điền kinh .Khi gặp phải căn bệnh này, người bệnh dễ đau đầu gối nhưng không sưng. Các cơn đau còn mang tính chất theo chu kỳ, có thể tự khỏi hoặc nguy cơ trở thành bệnh mãn tính.

đau nhức đầu gối nhưng không sưng
Viêm gân bánh chè có thể là nguyên nhân của đau đầu gối không sưng

>>>> THAM KHẢO THÊM: Đau phía sau đầu gối là bệnh gì & nguy hiểm ra sao

3. Hiện tượng đau đầu gối nhưng không sưng có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau đầu gối nhưng không sưng có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân. Nếu bệnh xuất phát từ lão hóa tự nhiên hoặc do chấn thương nhẹ thì bệnh lý này không hề nguy hiểm, có thể tự chữa khỏi tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau đầu gối không rõ nguyên nhân liên quan đến bệnh lý thì phải đi đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng, tăng nguy cơ teo cơ, bại liệt, yếu hoặc thậm chí là tàn tật vĩnh viễn.

đau đầu gối không rõ nguyên nhân
Bại liệt là biến chứng nguy hiểm của đau đầu gối nhưng không sưng

4. Cách điều trị bệnh đau đầu gối không sưng hiệu quả

Mục tiêu của cách điều trị đau đầu gối nhưng không sưng là hướng tới giảm hiện tượng đau nhức khó chịu cho người bệnh. Đồng thời, phương pháp điều trị còn góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục chức năng của khớp trở lại bình thường. Dưới đây là những cách điều trị hiệu quả bạn nên tham khảo.

4.1. Xoa bóp, massage

Liệu pháp massage có thể giúp giảm đau và cứng khớp gối với hiệu quả từ từ. Đây cũng là phương pháp cho người bị đau đầu gối nhưng không sưng được đánh giá đem lại hiệu quả cao mà không cần dùng đến thuốc. Hoạt động xoa bóp sẽ giúp giảm các cơn đau, tăng tuần hoàn máu, giải tỏa căng thẳng cho người bệnh.

đau đầu gối không sưng
Xoa bóp đầu gối giảm đau hiệu quả

Để tăng hiệu quả trong việc massage hỗ trợ đẩy lùi cơn đau nhanh chóng thì bạn có thể tham khảo dầu xoa bóp Đại Lực Hoàng. Đơn vị nổi tiếng với hành trình trị liệu, hỗ trợ bà con không còn gặp ám ảnh bởi bệnh đau nhức xương khớp. Sản phẩm dầu xoa bóp của đơn vị được chiết xuất từ thành phần tự nhiên, đem lại hiệu quả giảm căng cơ rất hiệu quả, giảm sưng và nhức cơ nhanh chóng. Đặc biệt, khi kết hợp với dịch vụ xoa bóp có giá cả cạnh tranh tại đây, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

4.2. Vật lý trị liệu

Khi bị bệnh đau đầu gối nhưng không sưng, bạn có thể kết hợp phương pháp vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau và đẩy nhanh thời gian bình phục. Nếu kiên trì thực hiện, phương pháp hồi phục chức năng này cho thấy hiệu quả cải thiện rất đáng tham khảo. Vật lý trị liệu có hiệu quả được đề xuất hiện nay bao gồm:

  • Các bài tập hồi phục: Bao gồm bài tập vận động có dụng cụ, bài tập kéo giãn cơ hay bài tập cơ tứ đầu đùi giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, hạn chế đau đầu gối không sưng.
  • Chiếu tia laser cường độ cao, sóng sung kích Shockwave: Cách làm này giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành, cải thiện tình trạng tổn thương của khớp gối.
đau đầu gối nhưng không sưng
Bài tập hồi phục hỗ trợ điều trị đau đầu gối nhưng không sưng

4.3. Điều trị y tế

Một phương pháp đem lại tác dụng nhanh chóng cho người đau đầu gối nhưng không sưng là điều trị y tế. Bạn có thể tham khảo một trong những phương pháp sau đây:

  • Sử dụng thuốc: Nhóm thuốc được khuyên dùng tuỳ theo mức độ bệnh là thuốc chống viêm không Steroid, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau liều mạnh theo đơn. Bạn cần lưu ý sử dụng theo ý kiến bác sĩ vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ.
  • Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân: Cách làm này giúp bàn chân được giữ ở vị trí đúng, ngăn chặn vòm chân sụp xuống, qua đó hạn chế ảnh hưởng đến khớp gối.
bệnh đau đầu gối nhưng không sưng
Nhóm thuốc NSAID hỗ trợ chữa trị bệnh đau đầu gối không sưng
  • Phẫu thuật hoặc tiêm: Phương pháp này có thể tiềm ẩn rủi ro như nhiễm trùng vết thương, xuất huyết nặng hoặc tổn thương dây thần kinh xung quanh đầu gối. Do đó, phẫu thuật là phương pháp chữa đau đầu gối nhưng không sưng sử dụng sau cùng nếu các biện pháp khác không có hiệu quả.
  • Trị liệu thần kinh cột sống: Đây là phương pháp chăm sóc sức khỏe đặc biệt, bác sĩ sẽ nắn chỉnh thần kinh cột sống nhằm mang lại hiệu quả chữa trị cho từng người bệnh.

4.4. Điều trị tại nhà

Bên cạnh điều trị y tế, bạn nên kết hợp điều trị đau đầu gối nhưng không sưng với liệu pháp chăm sóc tại nhà để thúc đẩy tốc độ hồi phục nhanh hơn. Những phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà gồm:

  • Chườm nóng, chườm lạnh: Phương pháp này giúp cơn đau thuyên giảm, tránh sưng khớp, thư giãn ổ khớp và giảm căng cứng dây chằng cho người đau đầu gối không sưng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu dưỡng chất: Thực phẩm giàu vitamin D, C, canxi, magie…sẽ giúp nâng cao sức khỏe và chữa lành tổn thương ở khớp gối nhanh chóng.
đau đầu gối nhưng không sưng
Kết hợp ăn uống và tập luyện khoa học nâng cao sức khỏe của khớp
  • Tập thể dục thể thao: Bạn có thể tập luyện thể thao để vừa tăng lưu thông máu, vừa tăng độ bền, dẻo dai cho khớp gối. Những bộ môn phù hợp như như yoga, ngồi thiền, đạp xe tại chỗ, thể dục dưỡng sinh…
  • Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Khi bị đau đầu gối nhưng không sưng, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để hồi phục. Ngoài ra, bạn hãy tránh làm việc quá sức, hoạt động sai tư thế để các khớp xương và mô mềm cũng được thư giãn.

5. Phương pháp phòng tránh đau đầu gối nhưng không sưng

Bệnh đau đầu gối nhưng không sưng là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng khó chịu đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu luôn là phương pháp cần thiết và quan trọng. Nhưng phương pháp phòng tránh bệnh đau đầu gối nhưng không sưng nên thực hiện là:

  • Bạn hãy thực hiện các động tác kéo căng bắp chân, cơ tứ đầu, cơ gân kheo để giảm áp lực lên đầu gối và xương bánh chè.
  • Duy trì tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng và đều đặn.
  • Mang giày dép phù hợp, vừa vặn với chân, tránh đi giày cao gót nhiều để giảm áp lực cho khớp gối.
đau đầu gối không rõ nguyên nhân
Giữ cân nặng hợp lý là biện pháp phòng ngừa nhiều bệnh xương khớp
  • Hạn chế làm việc nặng, sai tư thế, cường độ tập luyện lớn vì dễ gây ra hiện tượng đau nhức đầu gối.
  • Bạn cần khởi động kỹ trước khi vận động thể thao.
  • Hãy duy trì cân nặng hợp lý để tránh hiện tượng đau đầu gối nhưng không sưng khó chịu.
  • Bạn nên sử dụng thực đơn tốt cho xương khớp mỗi ngày như cá béo, rau xanh, trái cây có múi, các loại hạt, sữa, trứng…
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích.

Hy vọng những thông tin về triệu chứng đau đầu gối nhưng không sưngĐại Lực Hoàng đã tổng hợp sẽ đem lại nhiều kinh nghiệm phòng bệnh có ích. Nếu bạn đang gặp tình trạng đau nhức và muốn tìm những sản phẩm hỗ trợ chất lượng, hãy nhấc máy liên hệ ngay. Đơn vị luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn nhanh chóng.

Thông tin liên hệ:

>>>> THÔNG TIN BỔ ÍCH:

Để lại bình luận
Không cần đăng nhập


Bình luận theo tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi! Tiêu chuẩn cộng đồng

Bài viết liên quan