Nguyên Nhân Hội Chứng Chóp Xoay Vai Và Cách Trị Hiệu Quả

5/5 - (1 bình chọn)

Hội chứng chóp xoay vai hay viêm gân chóp xoay là bệnh lý về cơ xương khớp khá phổ biến với tỉ lệ người mắc bệnh là 2% dân số, khoảng 5 triệu người tại Việt Nam. Tuy nhiên, vì biểu hiện bệnh tương đối nhẹ nên nhiều người đã phớt lờ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng Đại Lực Hoàng tìm hiểu rõ hơn về hội chứng này và các cách điều trị hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây!

>>>> XEM THÊM: Đau cổ vai gáy | Tìm hiểu tất tần tật thông tin từ A – Z

1. Hội chứng chóp xoay vai là gì?

Chóp xoay có bốn gân cơ, bao gồm: cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai và cơ tròn bé. Bốn loại gân cơ này kết hợp với nhau tạo thành một gân lớn gọi là gân chóp xoay. Phần gân này bám vào bề mặt của chỏm xương cánh tay. Khoang giữa chỏm xương cánh tay và mỏm cùng vai được gọi là khoang dưới mỏm cùng. Gân chóp xoay và túi hoạt dịch dưới mỏm cùng sẽ nằm trong khoang này.

hội chứng chóp xoay vai
Thế nào là hội chứng chóp xoay vai

Hội chứng chụp xoay vai là cách gọi chung cho những bệnh lý xảy ra tại vùng chóp xoay vai. Các tình trạng thường gặp nhất là rách hoặc viêm các gân cơ chóp vai hay là tổn thương gây chèn ép gân cơ. Tổn thương chóp xoay vai thường gây đau âm ỉ ở vai, đau nhiều hơn khi người bệnh nằm lên phía đau khi ngủ. Tình trạng này kéo dài làm hạn chế đi sự linh hoạt của vai.

>>>> XEM THÊM: Căng cứng cơ vai | Nguyên nhân và cách trị dứt điểm

2. Nguyên nhân của hội chứng chóp vai

Hội chứng chóp xoay ở vai (Rotator Cuff Tear) thường xảy ra do mệt mỏi và tổn thương dần dần trong quá trình sử dụng và lão hóa cơ quan. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến của hội chứng chóp xoay.

2.1. Do bệnh lý

Thoái hóa khớp vai, viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, rách gân, viêm gân, thiếu máu nuôi gân, viêm thoái hóa chóp… là những bệnh lý gây ra hội chứng chóp xoay vai. Bên cạnh đó còn có nhiều tình trạng bệnh lý đóng một vai trò tiềm tàng trong sự phát triển của hội chứng chóp xoay. Chúng bao gồm: đái tháo đường, thừa cân béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh lý về tuyến giáp, viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, giả viêm đa khớp gốc chi…).

hội chứng bao gân xoay là gì
Một số bệnh lý dẫn đến hội chứng chóp xoay vai

2.2. Chấn thương

Khớp vai là khớp linh động với phạm vi cử động rộng nên thường hay gặp chấn thương. Những chấn thương phổ biến như rách sụn viền, trật khớp vai, gãy xương đòn… xảy ra khi chơi thể thao sẽ gây kích ứng gân, cơ chóp xoay dẫn đến tình trạng viêm.

hội chứng chóp xoay
Chấn thương có thể gây viêm gân cơ khớp vai

2.3. Cử động lặp lại nhiều lần

Những công việc lặp đi lặp lại các động tác đưa tay qua đầu như thợ mộc, thợ rửa xe, thợ sơn, nhân viên vệ sinh hay các vận động viên cầu lông, bóng chuyền, tennis,… buộc khớp vai phải cử động tần suất cao. Điều đó gây căng thẳng lên chóp xoay dẫn đến các hội chứng chóp xoay vai.

hội chứng chóp xoay vai trái
Cử động lặp lại một động tác tay quá nhiều lần có thể gây ra hội chứng chóp xoay vai

2.4. Sinh hoạt sai tư thế

Những trường hợp nâng vật nặng hay đưa tay qua đầu sai tư thế, lặp đi lặp lại cũng khiến cho chóp xoay khớp vai bị viêm hoặc rách. Nhất là đối với những người làm nghề phải thường xuyên giơ cao (thợ sơn, thợ mộc,..), những người có thói quen ngủ nghiêng một bên hoặc các vận động viên (nâng tạ, đánh golf, bóng rổ, bóng chuyền,…).

hội chứng bao gân xoay vai
Sinh hoạt sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm gân cơ

2.5. Hút thuốc

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa liều lượng, thời gian hút thuốc và các hội chứng chóp xoay vai. Theo một nghiên cứu năm 2010, với 586 người bệnh bị đau vai một bên thì ở nhóm rách gân chóp xoay có đến 2/3 số người là thường xuyên hút thuốc lá. Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra mối tương quan giữa này, thậm chí hút thuốc còn làm trầm trọng thêm vết rách gân vai trước đó.

hội chứng chụp xoay vai
Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa hội chứng chóp xoay và việc hút thuốc

2.6. Tuổi tác và giới tính

Về mặt mô học, những thay đổi gân chóp xoay có liên quan đến tuổi là do mất collagen và thoái hóa chất nhầy. Tỷ lệ mắc hội chứng chóp xoay vai tăng từ 5% – 10% ở bệnh nhân dưới 20 tuổi lên 30% – 35% ở những người 60 – 70 tuổi và cao nhất là 60% – 65% ở bệnh nhân trên 80 tuổi.

hội chứng chụp xoay vai
Giới tính và tuổi tác cũng góp phần tạo nên hội chứng chóp xoay

3. Các loại tổn thương ở hội chứng chóp xoay vai

Những tổn thương thường gặp trong hội chứng chóp vai bao gồm:

  • Viêm gân chóp xoay vai: Thường là tình trạng cấp tính, nó có thể đi kèm với hiện tượng lắng đọng canxi tại gân;
hội chứng bao gân xoay vai
Những tổn thương thường gặp của hội chứng chóp xoay vai
  • Chèn ép gân: Thường là tình trạng mạn tính, hiện tượng xảy ra khi gân chóp xoay bị kẹp cứng ở giữa chỏm xương cánh tay và xương vai hoặc do gai xương ỏ mặt dưới mỏm cùng làm rách sợi gân, khiến cho gân bị yếu, dễ đứt;
  • Rách gân: Do té ngã, tai nạn hoặc do hậu quả của chèn ép gân và đặc biệt là ở người già. Chóp xoay có thể bị rách ở mọi vị trí nhưng rách gân cơ trên gai là thường gặp nhất.

>>>> XEM NGAY: 7+ cách điều trị viêm khớp vai an toàn và hiệu quả nhất

4. Triệu chứng của hội chứng chóp xoay

Các dấu hiệu ban đầu của hội chứng chóp xoay vai thường nhẹ khiến người bệnh chủ quan, không thăm khám. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh trạng có thể tiến triển một cách nặng hơn. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng phổ biến như sau:

  • Đau nhẹ khi hoạt động lẫn nghỉ ngơi, đột ngột đau khi chạm vào vùng vai hoặc khi nâng cánh tay;
  • Sưng và đau ở phía trên khớp vai, đau lan từ trước khớp vai xuống đến mặt ngoài cánh tay;
  • Đau âm ỉ sâu bên trong vai, một số trường hợp vai có thể không cử động được.
  • Yếu cơ, giảm tầm vận động khớp vai, cánh tay phía bên đau bị yếu và không có lực.
  • Gặp khó khăn, bất tiện khi sinh hoạt hàng ngày như chải tóc, đưa tay ra sau đầu, mặc quần áo…
  • Cơn đau xuất hiện về đêm khiến người bệnh gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ do đau hoặc khó ngủ phải thay đổi tư thế liên tục.
  • Khi hoạt động khớp vai có xuất hiện âm thanh “lách tách”.
hội chứng chóp xoay vai trái
Các triệu chứng khi mắc hội chứng chóp xoay vai

Khi bác sĩ kiểm tra cung vận động của khớp vai ở các tư thế và góc độ khác nhau, một số triệu chứng đặc hiệu có thể thấy gồm:

  • Viêm gân chóp xoay vai: Cung gây ra cơn đau nhất thường nằm ở vị trí cánh tay dang khoảng một góc 70° – 120° so với thân người;
  • Chèn ép gân chóp xoay: Với tổn thương thoái hóa, đứt gân (gân cơ trên gai), bệnh nhân được yêu cầu để cánh tay thẳng ép sát thân người và xoay vào trong. Bác sĩ sẽ áp dụng nghiệm pháp va chạm Neer bằng cách từ từ dạng tay bệnh nhân một cách thụ động tới tối đa. Nghiệm pháp này dương tính nếu bệnh nhân thấy đau khu trú ở khoang dưới mỏm cùng hoặc bờ trước mỏm cùng;
  • Rách gân cơ chóp xoay: Bác sĩ sẽ áp dụng nghiệm pháp rơi cánh tay. Đầu tiên là đưa cánh tay người bệnh ra xa thân mình, gần về phía đầu. Sau đó để cánh tay xuống hạ từ từ tới khoảng 90°, khi xuống thấp hơn nữa thì cánh tay sẽ rơi xuống nhanh vì gân đã bị rách.

Người bệnh mắc hội chứng chóp xoay vai có biểu hiện chính là đau vai. Tuy nhiên, đau vai có thể là do nhiều bệnh lý khác gây ra. Do vậy, bác sĩ thường sẽ khám thêm cột sống cổ và tim phổi. Đôi khi, người bệnh sẽ được yêu cầu phải chụp chiếu thêm các cơ quan này để loại trừ các trường hợp gây đau vai do chèn ép thần kinh tại cột sống cổ, tràn khí màng phổi, u phổi, nhồi máu cơ tim,…

5. Phương pháp chẩn đoán hội chứng chụp xoay vai

Ngoài việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hội chứng chóp xoay vai còn áp dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Phương pháp này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh, giúp loại trừ, tiên lượng cũng như tham gia vào quá trình điều trị hội chứng chóp xoay. Những xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định là:

  • Siêu âm: Siêu âm là phương pháp dễ áp dụng, chi phí thấp, an toàn, sẵn có và có thể làm tại chỗ. Phương pháp này giúp đánh giá tốt cấu trúc của gân. Tuy nhiên, khi siêu âm, người bệnh cần phối hợp để khớp vai theo một số tư thế đặc biệt để nhìn thấy các gân rõ hơn. Trong trường hợp người bệnh quá đau, không thể phối hợp với bác sĩ sẽ cho ra hình ảnh đánh giá kém chính xác hơn.
hội chứng chóp xoay
Chụp cộng hưởng từ hay MRI là phương pháp chẩn đoán hội chứng chóp xoay vai tốt nhất
  • Chụp X-quang: X-quang đánh giá được các bệnh lý đi kèm như vôi hóa phần mềm xung quanh khớp vai, thoái hóa khớp, hẹp khoang dưới mỏm cùng vai,…
  • Cộng hưởng từ (MRI): Cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hội chứng chóp vai tốt nhất. Hình ảnh MRI có thể hiển thị rõ vị trí, kích thước, độ co rút, teo cơ, những thay đổi mãn tính ở gân và cơ, tình trạng viêm, tụ dịch, đứt, rách gân… Tất cả yếu tố này giúp bác sĩ có thể đánh giá toàn diện về tổn thương của khớp vai và lên kế hoạch phẫu thuật nếu có chỉ định.

6. Đối tượng dễ mắc hội chứng chóp xoay vai

Dựa vào các nguyên nhân dẫn đến hội chứng chóp xoay vai, các nhóm đối tượng dễ mắc bệnh lý này có thể liệt kê gồm:

  • Người ở trong độ tuổi từ 40 tuổi trở đi.
  • Những vận động viên thể thao chơi các môn bằng tay với cử động tầm cao.
  • Những người mang vác nặng, khớp vai hoạt động quá mức như thợ mộc, thợ cắt tóc, thợ xây, thợ sơn, thợ khuân vác…
hội chứng bao gân xoay là gì
Những đối tượng dễ bị viêm gân cơ khớp vai
  • Công nhân điều khiển máy móc hạng nặng như lái cần cẩu, lái máy xúc, lái bàn ủi…
  • Người hay leo núi, công nhân, nông dân làm việc tại các trang trại.
  • Người có tiền sử chấn thương do té ngã, đụng đập, có gai xương hoặc một phần xương bả vai to trồi lên gây viêm gân chóp xoay.
  • Những người có thói quen nằm nghiêng sang bên vai đau khi ngủ.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều có cường độ và tần suất cử động khớp vai cao hơn so với các khớp khác trên cơ thể. Do đó, dù không thuộc trong nhóm nguy cơ, tất cả chúng ta đều nên thận trọng với hội chứng chóp xoay vai nguy hiểm này.

7. 6 Cách điều trị hội chứng chóp vai

Điều trị hội chứng bao gân xoay vai đúng cách giúp người bệnh nhanh hồi phục và vận động vai một cách bình thường. Dưới đây là một số cách điều trị hội chứng chóp xoay vai phổ biến.

7.1. Nghỉ ngơi

Cách này phù hợp với các trường hợp bị nhẹ, những cơn đau không quá nghiêm trọng. Theo đó, người bệnh cần để vai nghỉ ngơi, hạn chế giơ tay cao quá đầu hay vận động khớp này quá nhiều. Cơn đau sẽ dần thuyên giảm và hết theo thời gian. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp với chườm lạnh để làm giảm nhẹ đi mức độ đau nhức.

hội chứng chóp vai
Nghỉ ngơi kết hợp chườm lạnh để làm dịu, giải tỏa cơn đau

7.2. Tiêm corticoid

Đây là một loại thuốc có tính kháng viêm mạnh, giúp chống viêm tại chỗ tiêm nhưng có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Việc tiêm corticoid cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn và giàu kinh nghiệm trong môi trường vô trùng. Bởi nếu không cẩn thận, người bệnh sẽ dễ bị nhiễm trùng hoặc tràn máu vào ổ khớp gây biến chứng nặng nề, thậm chí là có thể mất đi chức năng khớp vai vĩnh viễn.

hội chứng bao gân xoay vai
Tiêm corticoid kháng viêm

7.3. Dùng thuốc chống viêm không Steroid

Đây là thuốc được lựa chọn hàng đầu với các bệnh nhân mắc hội chứng chóp xoay vai. Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm phù nề hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần chú ý đến các bệnh nền của người bệnh để có lựa chọn hợp lý. Hơn nữa, thuốc còn có tác dụng phụ như đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa nên người bệnh phải sử dụng theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.

hội chứng chóp xoay
Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid

7.4. Dùng huyết tương giàu tiểu cầu

Phương pháp này được ứng dụng tương đối rộng rãi, cho kết quả điểu trị khả quan với nhiều trường hợp mắc hội chứng chóp xoay vai trái/ phải. Huyết tương giàu tiểu cầu sẽ được chiết xuất từ chính máu người bệnh. Tiểu cầu có khả năng giải phóng các phân tử sinh học, các yếu tố tăng trưởng, kích thích tăng tốc độ và khả năng phục hồi tại chỗ của các mô tế bào.

hội chứng chóp xoay vai trái
Dùng huyết tương giàu tiểu cầu chiết xuất từ chính ngươi bệnh

Ngoài ra, đây là phương pháp này được đánh giá khá cao về tính an toàn do lấy máu tự thân. Việc đó loại trừ được các khả năng dị ứng, lây nhiễm bệnh, tránh được nguy cơ không tương thích. Bên cạnh đó, phương pháp này còn kích thích tái tạo và tăng hồi phục chức năng vận động của khớp vai. Nhờ đó mà rút ngắn thời gian phục hồi, giúp bệnh nhân sớm quay lại cuộc sống bình thường.

7.5. Phẫu thuật

Khi tình trạng diễn biến nặng các phương pháp điều trị thường không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật là nội soi hoặc mổ hở khớp vai. Bác sĩ sẽ loại bỏ túi hoạt dịch viêm bằng cách làm rộng khoang dưới và sau đó tạo hình mỏm cùng vai.

  • Nội soi khớp vai: Sử dụng dụng cụ chuyên biệt thông qua đường mổ vài milimet để thăm khám và đánh giá thương tổn bên trong khớp vai. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành bỏ túi hoạt dịch và mài bỏ gai xương. Các tổn thương khác như viêm gân cơ nhị đầu, rách sụn viền,rách một phần chóp xoay,…  cũng được khắc phục qua phẫu thuật này.
hội chứng bao gân xoay vai
Áp dụng phương pháp phẫu thuật khi bệnh chuyển biến nặng
  • Mổ hở khớp vai: Bác sĩ sẽ rạch mổ một đường phía trước khớp vai để xử lý trực tiếp các thương tổn của hội chứng chóp xoay vai.

Hầu hết các trường hợp phẫu thuật sẽ cần 2 đến 4 tháng để bình phục. Sau khi phẫu thuật, ở những tuần đầu tiên, người bệnh sẽ được đeo một chiếc địu giúp giảm áp lực và căng thẳng cho khớp vai. Khi hết đau, người bệnh có thể tập luyện một số bài tập co duỗi nhẹ và các bài tập đơn giản khác theo chỉ định của bác sĩ.

7.6. Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp điều trị tương đối an toàn và được đánh giá khá cao tại các quốc gia tiên tiến như châu Âu, Mỹ… Bằng thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sắp xếp lại cấu trúc xương sai lệch về đúng vị trí ban đầu. Cách này giúp xoa dịu cơn đau cơ vai ở bệnh nhân một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc. Tập luyện các bài tập phù hợp còn giúp khôi phục khả năng vận động và tăng cường sức mạnh cho khớp vai.

hội chứng chụp xoay vai
Nên được thực hiện bởi bác sĩ điều trị có chuyên môn

>>>> THAM KHẢO THÊM: 20+ cách chữa đau mỏi vai gáy tại nhà hiệu quả nhất

8. Một số cách phòng ngừa hội chứng chụp xoay vai

Những cách sau sẽ có thể giúp bạn phòng ngừa được hội chứng chóp xoay hiệu quả:

  • Không sử dụng vai cường độ cao quá mức, cần có thời gian để cho khớp vai nghỉ ngơi.
  • Hạn chế gây áp lực lớn lên vai như nằm nghiêng hay ngã đè lên vai,…
  • Nếu phải hoạt động vai thường xuyên như chơi thể thao, bưng vác,… bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật và không vươn vai quá mạnh hay đột ngột.
  • Nếu có dấu hiệu bị hội chứng chóp xoay vai, bạn cần thăm khám sức khỏe sớm.
hội chứng bao gân xoay vai
Một số biện pháp phòng ngừa hội chứng chóp vai

Trên đây là những thông tin về hội chứng chóp xoay vai và các cách điều trị cũng như phòng ngừa. Mỗi bộ phận trên cơ thể đều có chức năng quan trọng, bạn hãy thăm khám sớm nếu có dấu hiệu bất thường để bảo vệ tốt sức khỏe bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn chi tiết thêm, bạn đừng ngần ngại mà liên hệ với Đại Lực Hoàng để được giải đáp nhanh chóng.

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ: Số 58 – 60 đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0938 094 686
  • Email: doctordc.dailuchoang@gmail.com

>>>> THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Để lại bình luận
Không cần đăng nhập


Bình luận theo tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi! Tiêu chuẩn cộng đồng

Bài viết liên quan